Chào mừng đến với UBrandclose
Bạn cần phải nhập họ và tên của bạn!
UBrand sẽ không gửi thư rác cho bạn
Email {{ ::dialog.form.signUp.messages.email[0] }}
Bạn cần có email để đăng nhập UBrand!
Email không hợp lệ!
Email không hợp lệ!
Độ dài tối thiểu 8 ký tự
Tài khoản của bạn cần phải có mật khẩu!
Mật khẩu của bạn phải dài tối thiểu 8 ký tự!
Tôi đồng ý với điều khoản dịch vụchính sách bảo mật của UBrand
Tham gia ngay
{{ ::dialog.form.signIn.error }}
Đăng nhập tự động
Đăng nhập
hoặc {{ dialog.tab.index ? 'đăng nhập' : 'tham gia' }} sử dụng
Đăng NhậpĐăng Ký

Học Tập Quý Ở Kiên Trì Và Bền Bỉ

146 thumb22d867d1d978abd749ad00b83c4de4a4#<Author:0x007f3df5ef3780>

Người xưa học tập trước sau đều xem trọng thực tiễn, coi trọng sự liên tục không biết mệt mỏi, học quý ở chỗ bền chí, kỵ nhất là bữa đực bữa cái. Cũng chính là tự mình cần phải siêng năng, có công tự nhiên thành, cái gọi là “sách đọc được trăm lần, ý nghĩa tự nhiên hiển lộ thấy rõ." Dưới đây là hai câu chuyện cổ về việc người xưa khuyến học như thế nào…

Câu chuyện thứ nhất

Trong triều đại Đông Tấn, nhà thơ nổi tiếng Đào Uyên Minh là một học giả uyên bác và thanh cao. Một thanh niên hỏi ông: “Tôi rất khâm phục ngài vì ngài rất hiểu biết. Ngài có thể nói cho tôi biết cách tốt nhất để học không?”
 
Đào Uyên Minh nói: “Không có cách tốt nhất đâu. Nếu anh chăm chỉ, anh sẽ tiến bộ. Nếu anh buông lơi, anh sẽ tụt hậu”.
 
Ông cầm tay người thanh niên và đưa anh đến một cánh đồng. Ông chỉ vào một mầm cây nhỏ và nói: “Hãy nhìn kỹ đi, anh có thể thấy rằng nó đang lớn lên không?”
 
Người thanh niên nhìn vào mầm cây hồi lâu và nói: “Tôi không thấy nó lớn gì cả”.
 
Đào Uyên Minh hỏi: “Thật không? Vậy thì sao một mầm cây nhỏ sau này có thể mọc cao đến vậy?”
 
Ông lại tiếp tục: “Thực ra, lúc nào nó cũng phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn bằng mắt được. Học tập cũng theo một quy luật như vậy. Kiến thức của chúng ta thu lượm được dần dần. Đôi khi chúng ta thậm chí không biết điều đó. Nhưng nếu anh liên tục làm vậy, anh sẽ tiến bộ”.
 
Đào Uyên Minh sau đó chỉ một hòn đá mài dao ở cạnh dòng suối và hỏi người thanh niên: “Tại sao bên kia của hòn đá lại lõm xuống giống như chiếc yên vậy?”
 
Người thanh niên trả lời: “Đó là bởi người ta dùng nó để mài dao mỗi ngày”.
 
Sau đó, ông lại hỏi: “Thế chính xác thì ngày nào nó có hình dạng như vậy?”
 
Người thanh niên lắc đầu. Đào Uyên Minh nói: “Đó là vì những người nông dân dùng nó ngày này qua ngày khác. Học tập cũng vậy. Nếu anh không bền bỉ để giữ kiến thức của mình, anh sẽ tụt hậu”.
 
Người thanh niên cuối cùng cũng đã hiểu ý ông. Anh cảm tạ Đào Uyên Minh.
 
Ông Đào viết cho anh những dòng sau:

“Học tập chuyên cần cũng giống như một mầm cây mùa xuân. Nó lớn lên mặc dù chúng ta không thấy sự phát triển của nó mỗi ngày. Lười biếng cũng giống như không dùng hòn đá mài dao. Một người sẽ thất bại nếu anh ta không học hành chuyên cần”.

Câu chuyện thứ hai

Cố Dã Vương trong triều đại Nam Lương, là một nhà sử học nổi tiếng. Sự hiểu biết của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Nhiều người tìm đến ông để nhờ ông giải đáp các câu hỏi.
 
Một lần, con trai một người bạn của ông, Hầu Tuyển có hỏi ông rằng: “Ngài đã đọc rất nhiều kinh sách. Tôi muốn hỏi ngài liệu có đường tắt trong việc học tập không?”.
 
Suy nghĩ một lúc, Cố Dã Vương chỉ một cái cây xum xuê và nói: “Nếu anh muốn biết đường tắt, anh cần nhìn vào cái cây này”.
 
Hầu Tuyển nhìn vào cái cây từ ngọn đến gốc ba lần nhưng chẳng thấy gì khác thường. Sau đó, anh ta hỏi: "Tôi quá mù quáng không thấy được gì. Xin ngài chỉ giáo."
 
Cố Dã Vương nói: "Với bộ rễ, cái cây có thể mọc cao và khỏe mạnh. Với cái gốc to khỏe, cái cây có thể lớn lên với tán lá dày. Chỉ với một mục đích cao cả và niềm tin vững chắc, người ta có thể có một tương lai xán lạn. Lấy cái cây này làm ví dụ, một cái cây năm nào cũng mọc thêm một vòng gỗ. Người ta phải chuyên cần. Đi từng bước một. Đó chính là chìa khóa."
 
Từ đó, Hầu Tuyển tĩnh tâm học hành. Anh tiến bộ nhanh chóng. Bạn bè anh hỏi: “Anh quen với những quyển sách đó đến mức anh có thể đọc chúng ngược từ dưới lên. Sao anh vẫn đọc chúng vậy?”
 
Hầu Tuyển nói: "Không có đường tắt trong học tập. Người ta phải đi từng bước một. Tôi vẫn chưa thấu đáo rất nhiều luân lý và hàm nghĩa sâu xa trong những quyển sách đó. Vì thế mà tôi cần phải xem lại chúng để học được thêm điều gì đó mỗi lần."
 
Cố Dã Vương dạy con cháu rằng: "Một cái cây nhỏ ưa thích mặt trời vì nó muốn trở thành một cái cây lớn khỏe mạnh. Đối với một người, mục đích của cuộc đời anh ta là trở thành một người tốt có ích cho đất nước và nhân dân của mình. Có mục đích là rất quan trọng. Khi học tập, quan trọng là phải bền bỉ và không được từ bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào."
 
Cổ nhân từng tin rằng học hành là một quá trình bồi đắp đạo đức. Chìa khóa để học tập nằm trong sự quyết tâm chăm chỉ và sức bền bỉ. Học tập chuyên cần là cách tốt nhất để học tập.

Theo mangthuvien.com